Qua bài viết này mình xin hướng dẫn các bạn cách cài đặt Fedora 13 để chạy song song với Windows 7 đang sẵn có trên máy.
Cấu hình tối thiểu để cài đặt Fedora 13 là:
- Bộ xử lý 400 MHz hoặc tốt hơn
- RAM tối thiểu 512 MB tuy nhiên nên từ 1 GB trở lên để Fedora có thể chạy tốt nhất có thể
- Đĩa cứng trống tối thiểu 10 GB
Mình sẽ tiến hành cài đặt trên máy ảo, đây là tình trạng hiện tại của máy ảo này:
- 512 MB RAM
- 2 partition của Windows 7, 1 partition 15 GB NTFS
Vậy chúng ta sẽ xóa partition NTFS 15 GB này và dùng vùng trống sau đó để cài đặt Fedora.
Các bạn tải Fedora tại http://fedoraproject.org/get-fedora, ghi ra đĩa CD hoặc tạo USB cài đặt.
Màn hình khởi động ban đầu sẽ như hình trên, bạn có thể đợi để vào chế độ Live CD hoặc nhấn phím bất kỳ để vào menu và sau đó chọn Boot để vào Live CD.
Đặt tên cho máy hay có thể để mặc định, các máy tính trong cùng một mạng sẽ nhận ra nhau qua tên này.
Chúng ta sẽ có các lựa chọn sau: Nếu bạn muốn xóa toàn bộ ổ cứng và cài đặt Fedora thì bạn hãy chọn “Use All Space“. “Replace Existing Linux System(s)” sẽ xóa các bản Linux đang có trên máy để cài Fedora. “Shrink Current System“: cắt một phần partition hiện có để lấy không gian cài đặt Fedora, nếu bạn không rõ về chức năng này thì đừng nên sử dụng! “Use Free Space“: cài Fedora trên không gian trống. “Create Custom Layout“: tạo các phân vùng theo ý riêng của chúng ta, chúng ta sẽ chọn mục này.
Bạn nên chọn “Standard Partition”, 2 lựa chọn còn lại sẽ có nhiều lợi ích hơn nhưng nó không thích hợp với người mới sử dụng.
Mình sẽ tạo phân vùng root trước: chọn “Mount point” là /, “File system type” là ext4, “Size” là 14000 MB (1000 còn lại sẽ dùng làm swap), và chọn “Fixed size” (lấy đúng 14000 MB ở trên).
Mình chọn “File system type” là swap và “Fill to maximum allowable size” để dùng toàn bộ vùng trống còn lại, nếu chọn lựa chọn này thì chúng ta có thể không quan tâm đến ô “Size” ở trên. Bạn có thể tham khảo cách lựa chọn kích thước swap cho Fedora tại đây.
Sau khi click “Next” bạn chọn “Write changes to disk” để bắt đầu chia lại phân vùng. Lúc này toàn bộ dữ liệu trong phân vùng liên quan sẽ bị ảnh hưởng!
Bạn có thể đổi “Other” lại thành “Windows 7″ nếu bạn thích. Những chỗ còn lại bạn nên để giá trị mặc định.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét